Ngày nay, những quan hệ quốc tế về kinh tế và quan hệ về ngoại giao giữa các nước, thuật ngữ “đối tác chiến lược” (Strategic partnership) hay “đối tác toàn diện” được dùng. Ngày nay, ngoại giao Việt Nam đã và đang mở rộng đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước.
Đối tác chiến lược (Strategic partnership) cũng được xem như liên minh chiến lược (Strategic alliance) là một thuật ngữ được dùng trong quan hệ kinh tế giữa hai doanh nghiệp thương mại, thường được chính thức hóa bằng một hoặc nhiều hợp đồng kinh doanh. Ngày nay thuật ngữ này còn dùng trong quan hệ quốc tế . Bảng thống kê dưới đây cho ta biết các đối tác của ViệtNam và các nước trên thế giới.
Đối tác chiến lược toàn diện
Liên Bang Nga
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Cộng hòa Ấn Độ
Đối tác chiến lược
Nhật Bản
Đại Hàn Dân Quốc
Vương Quốc Tây Ban Nha
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Cộng hòa Liên Bang Đức
Cộng hòa Ý
Cộng hòa Indonesia
Vương quốc Thái Lan
Cộng hòa Singapore
Cộng hòa Pháp
Liên bang Malaysia
Cộng hòa Philippines
Thịnh vượng chung Úc
New Zealand
Đối tác toàn diện
Cộng hòa Nam Phi
Cộng hòa Chile
Cộng hoà Liên bang Brazil
Cộng hòa Bolivar Venezuela
Cộng hoà Argentina
Ukraina
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Vương Quốc Đan Mạch
Cộng hòa Liên bang Myarmar
Canada
Hungary
Nhà nước Brunei Darussalam
Đối tác chiến lược lĩnh vực
Vương quốc Hà Lan
Quan hệ đặc biệt
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Vương Quốc Campuchia
Cộng hòa Cuba
Nhìn chung ta thấy có 5 levels đối tác :
Đối tác chiến lược toàn diện
Đối tác chiến lược
Đối tác toàn diện
Đối tác chiến lược lĩnh vực
Quan hệ đặc biệt
Nhân dịp phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sang thăm Việt Nam (24/08/2021), ngoài chuyện bàn tính về vắc-xin COVID 19 giữa hai nước, vấn đề chính vẫn sẽ là nâng cao tầm quan hệ của hai nước, Hiệp Chủng Quốc và Việt Nam. Đây là điều cần thiết để đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc ở châu Á Thái Bình Dương và nhất là sự xoay trục về Châu Á TBD của Mỹ từ thời TT Obama và bị gián đoạn trong thời kỳ TT Trump.
Trong 5 levels đối tác như trên, ta thấy Mỹ và Việt Nam chỉ nằm trong level 3, đó là đối tác toàn diện. Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc nằm ở level 2 đó là đối tác chiến lược. Ở level 1 (level cao nhất) ba nước sau đây nằm trong đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, đó là : Liên Bang Nga, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Ấn Độ.
Để xoay trục về châu Á và lấy lại những gì đã mất tại châu Á vào cuối thế kỷ trước và đầu thế kỷ 21, Mỹ cần đồng minh để mở rộng địa-chính trị (Geopolitics) chống lại những kẻ thù trong tương lai.
Nước Mỹ nay đã chọn hai quốc gia trọng yếu trong khu vực, đó là Việt Nam và Singapore để bà phó TT Kamala Harris đến thăm. Hai quốc gia này rất quan trọng đối với Mỹ trong bàn cờ châu Á TBD. VN là cửa ngỏ để ra biển Đông có một nguồn tài nguyên dầu mỏ tiềm tàng và cũng là tiền đồn của Mỹ chận đứng sự tiến về Nam của Trung Quốc. Còn Singapore sẽ là một hậu cần chiến lược của Trung Quốc vì hơn 70% dân Singapore là người Hoa, Mỹ cần phải cạnh tranh với Trung Quốc về vấn đề này.
Sự quan hệ giữa Mỹ và VN rất quan trọng, ta tuy không biết họ sẽ bàn cải cái gì và như thế nào, nhưng ngoại giao cấp cao sẽ phải có những vấn đề thuộc loại cấp cao đưa ra. Việt Nam đưa một cựu thù lên level đối tác chiến lược là một điều khó làm trong bối cảnh quan hệ quốc tế của VN hiện nay, nhất là VN đồng thời phải giữ được nguyên tắc ngoại giao cố hữu của mình. Với Haris một liên minh “US’s Indo-Pacific allies” có thể đạt thành chăng ?
Thế giới đang trải qua vô số thách thức nghiêm trọng gây bao tai họa, dịch bệnh COVID 19, tình trạng biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng tài chính, nghèo đói, an ninh lương thực, y tế bất công… Cần thiết quan trọng nhất cho chúng ta là phải tìm ra một khái niệm hay chủ trương mới, học thuyết mới để đóng góp cho việc xây dựng hòa bình thế giới, và ngăn ngừa chiến tranh. Thay vì ta cứ chìm đắm mãi trong những khái niệm cổ hủ và gây xung đột tăng thêm.
Tôn-Thất Mệnh , Montreal 22 tháng 08 năm 2021