Dưới cầu Mirabeau, suôi giòng nước sông Seine,
Tình đôi ta, tôi nên nhớ, không quên ?
Niềm hân-hoan liên- tiếp nỗi ưu-phiền .
Giờ đêm, chuông điểm,
Ngày trôi đi, tôi vẫn y nguyên .
Tay cầm tay, ngồi trước mặt nhau,
Trên sông nước nản ngắm thân cầu .
Giờ đêm, chuông điểm,
Ngày trôi đi, tôi vẫn y nguyên .
Tình yêu đi, như nước sông cuồn-cuộn ,
Tình yêu đi, khi cuộc đời quá muộn,
Khi nỗi lòng mong muốn quá sôn-sao .
Giờ đêm, chuông điểm,
Ngày trôi đi, tôi v ẫn y nguyên .
Ngày qua đi, tuần-lễ qua đi,
Thời-gian xưa, tình nghĩa chẳng về chi,
Dưới cầu Mirabeau, nước sông Seine vẫn trôi đi .
Giờ đêm, chuông điểm,
Ngày trôi đi, tôi vẫn y nguyên .
VÔ BIÊN
Le pont Mirabeau
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu’il m’en souvienne
La joie venait toujours après la peine
Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure
Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l’onde si lasse
Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure
L’amour s’en va comme cette eau courante
L’amour s’en va
Comme la vie est lente
Et comme l’Espérance est violente
Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure
Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Vienne la nuit sonne l’heure
Les jours s’en vont je demeure
Guillaume Apollinaire ( 1912)
Bài thơ « Le pont Mirabeau » của thi-sĩ GUILLAUME APOLLINAIRE ;
Thi-sĩ GUILLAUME APOLLINAIRE (1880-1918) là một trong những nhà thi-sĩ xuất-sắc nhất của Pháp, khoảng đầu thế-kỷ thứ XX .
Bài thơ « Le Pont Mirabeau » (Cầu Mirabeau) của ông đã được ra mắt độc-giả trong tạp-chí « Les soirées de Paris » (Chiều Ba-lê ) – số Tháng Hai 1912 – và sau đó được sắp vào tập thơ « Alcools » ( Rượu) (1913) của tác-giả . Bài thơ này đã được phổ nhạc nhiều lần .
Bài thơ nói về sự tình yêu phai mờ đi theo giòng thời-gian, cũng như duới cầu Mirabeau (Ba-lê), nuớc vẫn suôi theo giòng sông Seine .
VÔ BIÊN
LTS: Trên đây là nguyên-bản tiếng Pháp của thi-sĩ Apollinaire và bản dịch tiếng Việt của Vô Biên.