Tóm tắt . Trong bài dưới dây, tác- giả trình bày một vài điểm đặc- sắc trong lịch- sử tính- toán Pi và các thập-phân số.Sau đó là một bài thơ tiếng Pháp và hai bài thơ tiếng Anh cho ta Pi với những thập-phân số đầu . Cuối cùng là một bài thơ tiếng Việt : “Pi trường Tân thanh” cho ta Pi với 50 thập-phân số đầu .Tác-giả kết-luận bằng một Lời kêu gọi bạn đọc .
1 – Tính những thập-phân số của Pi .
Lịch-sử tính toán những thập-phân số của “Pi” là một khúc trường-ca hào-hứng và sôi nổi . .Dưới đây là một vài điểm đáng chú ý :
— Khoảng 2000 năm TCN (Truớc Công- Nguyên), người Do-Thái đã biết rằng trong một hình tròn thì ta có sấp-sỉ :« Chu-vi = 3 Đường kính » như vậy thì họ đã biết sấp-sỉ
Pi = 3 .
— Ở Việt-Nam ngày xưa, các cụ dùng Pi = 3,2 . ( Sau này ở Âu-châu, trong pháo-binh, để tính-toán cho nhanh, người ta thường dùng (Pi/3200) = (1/1000) như thế nghĩa là Pi = 3, 2 ) .
— Ơ, thế -kỷ thứ ba TCN, ông ARCHIMEDE (Hy-lạp) đã chỉ rằng : 223/71< Pi < 22/7, nghĩa
là 3,141 < Pi < 3,143, vậy là có Pi với 2 thập-phân số đúng : Pi = 3,14. (Eurêka !)
— Vào thế-kỷ thứ 5CN (thời Nam Bắc triều) ông TỔ-XUNG-CHI (Trung -Quốc) đã tính được
Pi với 6 thập-phân số Pi = 3, 141592 . .
— Năm 1596 ông LUDOLPH VAN CEULEN (Hòa-lan) – vốn là giáo-sư kiếm pháp – đã tính được Pi với 20, rồi sau đó với 32 rồi 35 thập-phân số . Kết quả cuối cùng này đã được khắc vào bia đặt trên mộ ông ta .
— Năm 1853, ông WILLIAM SHANKS (Anh) đã trình bày Pi với 607 thập-phân số . .Kết quả này đã được ghi quanh trần một phòng của « Palais de la Découverte » (Phát-minh Viện))
(Ba-lê) . Chẳng may sau này, người ta thấy rằng kết quả đó đã sai từ thập-phấn số thứ 528 trở đi
Như vậy cũng còn có Pi với 527 thập-phân số đúng, một kỷ-lục thời đó .
— Tháng 7 năm 1946 ông D.F.FERGUSON (Anh) tính được Pi với 620 thập phân số . Đó là kỷ-lục cuối cùng tính-toán Pi chỉ dùng giấy bút (vì sau đó thì các máy tính điện « để bàn » đã xuất-hiện)
— Tháng 9 năm 1947, ông D.F.FERGUSON (trên đây) dùng một máy tính điện « để bàn » tính được Pi với 808 thập–phân số .
— Tháng 9 năm 1949, người ta dùng máy tính đìện-tử ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Computer) – của bộ quốc-phòng Mỹ – trong 70 giờ để tính được Pi với 2037 thập-phân số . .
— Năm 2002 ông YASUMASA KANADA (Nhật-bản) dùng máy tính điện -tử đã tính được Pi với 1200 tỷ thập-phân số . (Banzaï !) .
— Năm 2008, ở đại-học TSUKUBA (Nhật-bản), người ta đã tính được Pi với 2600 tỷ thập-phân só . (Banzaï !)
2 – Nhớ những thập-phân số của Pi .
2.1 – Kỷ-lục hiện-thời
Từ xưa đến nay, vẫn có những người tìm cách phá kỷ-lục nhớ các thập-phân số của Pi . Kỷ-lục hiện-thời :
— Năm 2006, ông AKIRA HARAGUCHI (Nhật-bản), một kỹ-sư về hưu-trí, ngoại lục tuần, đã đọc làu làu Pi với 100.000 thập-phân số trong 16 giờ 28 phút ! (cứ mỗi 2 giờ thì nghỉ 5 phút để ăn một hai nắm cơm !)
2.2 – Một « pième » và hai « piems » .
Ở một vài nước Âu châu, còn lưu-truyền những bài « thơ » hòng giúp ta nhớ những thập-phân số đầu của Pi .Những bài đó được làm theo quy-tắc sau đây :
a) Mỗi từ tương-ứng với một thập phân số của Pi
b) Số chữ của mỗi từ chỉ con số tương-ứng .
c) Những từ có 10 chữ (thí-dụ : « malhonnête » , « incredible » v…v…)) dùng để chỉ con số không : 0 .
d) Những từ có hơn 10 chữ chỉ hai con số liên-tiếp (thí-dụ : « intelligence » (12 chữ) chỉ hai con số liên-tiếp 1, 2.) .
Ơ Pháp có bài – viết theo quy-tắc đó – như sau :
Que j’aime à faire apprendre un nombre utile aux sages !
3, 1 4 1 5 9 2 6 5 3 5
Immortel Archimède, artiste, ingénieur,
8 9 7 9
Qui de ton jugement peut priser la valeur ?
3 2 3 8 4 6 2 6
Pour moi ton problème eut de sérieux avantages .
4 3 3 8 3 2 7 9
v…v…
Khúc bài trên đây cho ta Pi với 30 thập-phân số . Bạn có thể đọc tiếp bài này ở Wikipédia, bản tiếng Pháp, mục “Pi” .
Ở Anh có bài tương-đương :
How I wish I could recollect of circle round,
3, 1 4 1 5 9 2 6 5
The exact relation Archimede allowed,
3 5 8 9 7
v…v….
Khúc bài trên đây cho ta Pi với 13 thập-phân số . Bài này cờn vài câu nữa, chẳng may tôi quên mất rồi và tôi không nhớ đã đọc ở đâu mà tìm lại !
Người ta đồn rằng nhà thiên-văn vật-lý học Sir JAMES JEAN là tác giả của bài sau đây :
“ How I need a drink, alcoholic in nature, after the heavy lecture involving quantum mechanics
3, 1 4 1 5 9 2 6 5 3 5 8 9 7 9
. All of thy geometry, Herr Planck, is fairly hard “ .
3 2 3 8 4 6 2 6 4
Bài trên đây cho ta Pi với 23 thập-phân số .
Năm 1996, ông MIKE KEITH viết bài : “Cadaeic Cadenza” cho ta Pi với 3835 thập-phân số .
Bài này bắt đầu như sau :
One / A poem / A raven / Midnights so dreary, tired and weary .
3, 1 4 1 5 9 2 6 5 3 5
Người Anh, người Mỹ gọi những bài cho ta biết Pi và những thập-phân số là những “piems” (kết-quả của sự chắp “pi” với “poems”) viết bằng tiếng “pilish” (chắp “pi” với “English”)
2.3 – Một bài “pi-thơ” viết bằng tiêng “pi-Việt”
Ta có thể viết những bài “pi-thơ” bằng tiếng “pi-Việt” theo quy-tắc sau đây chẳng hạn : :
a) Mỗi từ tương-ứng với một thập-phân số của Pi .
b) Số chữ của mỗi từ chỉ con số tương-ứng .
c) Ta dùng những từ đơn để chỉ những con số từ 1 đến 6 .
d) Ta dùng những từ kép để chỉ những con số từ 7 đến 9 . (xem Lời chú dưới đây)
e) Từ đơn “không” chỉ dùng để chỉ con số không : 0 .
Những từ kép gồm 10 chữ (thí-dụ “Hương-giang”) chỉ dùng để chỉ con số không, nếu cần .
f) Để không lầm một từ kép như “thư-sinh” ( gồm 7 chữ, chỉ con số 7) với hai từ đơn “thư” (3 chữ, chỉ con số 3) và “sinh” (4 chữ , chỉ con số 4), ta chỉ dùng những từ kép là tên của các nhân-vật (thí-dụ : “Thúy-Vân” (7 chữ), Thúy-Kiều” (8 chữ) v…v…) hoặc là tên của các cảnh-vật (thí-dụ : “Lâm-Truy” (7 chữ ), “Tiền-Đường” (9 chữ) v…v…) .
Lời chú – Tôi phải dùng những từ kép để chỉ những con số từ 7 đến 9 vì những từ đơn gồm 7 chữ, tôi chỉ tìm thấy có một từ là “nghiêng” ; những từ đơn gồm 8, 9 chữ thì tôi tìm không thấy !
Dưới đây là một bài “pi-thơ” viết bằng tiếng “pi-Việt “ theo quy-tắc trên đây :
“Pi trường Tân thanh” (Pi dài, tiếng mới)
Tâm ư ? Tình ư ?
3 1 4 1
Thách Thúc-Kỳ-Tâm ra phương chước cứu chuộc Thúy-Kiều .
5 9 2 6 5 3 5 8
Vương-Quan, Thúy-Vân, Giác-Duyên hay vì sao Kim-Trọng đoạn trường .
9 7 9 3 2 3 8 4 6
Ôi thương cảnh phu phụ : Thúc-Sinh ghê sợ Hoạn-Thư !
2 6 4 3 3 8 3 2 7
— Tiền-Đường xuống “không”’ ? –Ôi Thúy-Kiều ! Thúy-Kiều !
9 5 0 2 8 8
Thấy, ồ Hô-Tôn-Hiến ! Sở-Khanh ồ !
4 1 9 7 1
— Phường Quan-Âm-Các kia, Giác-Duyên, Trạc-Tuyền gặp Đạm-Tiên chăng ?
6 9 3 9 9 3 7 5
— À “không” !
1 0
Bài trên đây cho ta Pi với 50 thập-phân số .
3 – Lời kêu gọi bạn đọc . Nhân dịp xuân về, nếu bạn đọc :
Tay tiên gió táp, mưa sa,
“pi-thơ”, múa bút thảo và bốn câu .
rồi gửi tới khoahoc.net để chia sẻ cùng với các anh chị em thì vui lắm !
Dưới đây là Pi với 100 thập-phân số chờ được bạn đọc phổ vào “pi-thơ”
3, 14159 26535 89793 23846 26433 83279 50288 41971 69399 37510
58209 74944 59230 78164 06286 20899 86280 34825 34211 70679 .
Xuân Nhâm Thìn, 2012
Vô Biên
Tài-liệu tham-khảo .
– Alex BELOS – Alex au pays des chiffres . Une plongée dans l’univers des mathématiques .
(traduit de l’Anglais) – Editions Robert Laffont, S. Ạ . Paris 2011 .
— André WARUSFEL . Les nombres et leurs mystères . (collection « Le rayon de la Science » )
Editions du Seuil . Paris 1961 .
— WIKIPEDIA – các bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt – mục « Pi »